Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Ý nghĩa của bánh Mochi trong các ngày lễ, Tết Trung Thu

Mochi (tiếng Nhật, もち) là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn. Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Ngày Tết, Tết Trung Thu, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa họ ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Bánh Mochi là món ăn truyền thống rất được người Nhật yêu thích. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo. Đó là loại gạo nếp ngọt và dẻo, người Nhật gọi là gạo Mochi. Vì được làm từ gạo dẻo nên bánh Mochi có độ kết dính rất cao.

Bánh gạo Mochi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau

Chày và cối giã bằng gỗ là hai vật dụng không thể thiếu trong quá trình làm bánh Mochi. Phải có ít nhất hai người cùng thực hiện các thao tác giã bánh truyền thống. Trước khi đem ra giã, người ta trộn gạo Mochi với đường cát trắng và nước cốt dừa, rồi hấp cách thủy cho đến khi gạo chín.

Giã bột Mochi

Khi gạo đã hấp xong, họ cho cơm Mochi vào cối. Hai người dùng chày gỗ chà mạnh để hạt cơm nát ra tạo thành khối bột thô. Một người trong nhóm tiếp tục dùng chày giã mạnh và đều tay trong khi người còn lại liên tục đảo khối bột và vẩy một ít nước lên đó để bột trở nên day mịn, trơn láng. Sau 30 phút, khối bột đã được giã xong. Giờ thì nó có thể được nấu lên, nướng hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau.

Bánh Mochi nướng

Làm bánh Mochi để tạ ơn thần linh

Tại thành phố Ichi-noseki, tỉnh Iwate, một nhóm nông dân đang tụ tập bên cánh đồng. Họ giã bột chuẩn bị làm bánh Mochi để tạ ơn trời đất sau một vụ mùa bội thu. Tại Nhật, những sự kiện như thế này đã trở thành tập quán. Bánh gạo Mochi có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Khi mùa vụ kết thúc, người Nhật đều tổ chức buổi lễ như thế này để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh.

Bánh Mochi được làm từ gạo vì theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ.

Bột Mochi khi giã xong để một thời gian sau chúng sẽ trở nên khô và cứng. Lợi dụng đặc điểm này, người Nhật chia khối bột lớn ra thành những cục bột nhỏ hình tròn hoặc chữ nhật để bảo quản dài ngày. Khi cần, họ chỉ việc lấy ra và nấu thành những món ăn.

Kaku-mochi

Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ XVIII, giữa thời Edo. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài gọi là nagai-ya. Diện tích của mỗi căn nhà khá nhỏ hẹp, do đó, gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ lại rủ hàng xóm cùng làm. Công việc diễn ra tại sân chung của khu nhà. Vì có nhiều người cùng góp công sức và nguyên liệu, nên bánh Mochi sau khi làm xong được cắt ra thành những miếng nhỏ hình chữ nhật như nhau để phân phát đồng đều cho tất cả mọi người. Bánh kaku-mochi ra đời từ đó.

Kagami-mochi dâng lên thần linh

Tại Nhật Bản, từ xa xưa, mọi người luôn lòng tôn trọng đối với hạt gạo, loại ngũ cốc quí báu nuôi dưỡng họ. Bởi lẽ đó, bánh Mochi làm từ gạo không chỉ được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh.

Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Kagami-mochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Trên đỉnh của kagami-mochi, người ta đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh.

Hana-mochi được tin rằng sẽ mang lại trí tuệ và sự sáng suốt cho gia chủ

Ngoài hình dáng hồ lô, bánh Mochi còn được người Nhật tạo hình theo nhiều cách khác. Bánh Mochi hoa anh đào được gọi là hana-mochi. Những cành hana-mochi cũng được dùng để trưng bày ở Toko-noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.

Dondo-yaki

Dondo-yaki là một sự kiện cũng liên quan đến bánh Mochi được tổ chức vào dịp năm mới. Vào buổi sáng sớm ngày 15/1 hàng năm, mọi người trong khu vực, đặc biệt là các em nhỏ, tụ hợp lại, dùng tre và rơm rạ đốt thành một đống lửa lớn với niềm tin tiêu hủy hết những điều xấu, không may trong năm. Nhân dịp này, họ cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Người Nhật tin rằng, ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm.

Ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm

Không những thế, bánh Mochi còn gắn liền với từng giai đoạn trưởng thành quan trọng trong đời người. Trong lễ hội dành cho các em bé vừa mới chập chững biết đi, các bé sẽ cõng trên lưng chiếc bánh gạo nặng 1.5 kg và bước đi dưới sự giúp sức của phụ huynh. Mục đích của lễ hội là cầu nguyện cho các bé mau ăn chóng lớn, mạnh khỏe.

Bánh Mochi trong các ngày quan trọng

Khi vượt qua giai đoạn trẻ thơ, bước vào tuổi trưởng thành và kết hôn, bánh Mochi lại xuất hiện trong lễ cưới của mọi người.

Theo phong tục, một số người tiến hành nghi thức giã bánh gạo Mochi ngay trên sân khấu làm lễ cưới của cô dâu – chú rể. Truyền thống này đã được lưu truyền từ rất lâu. Chú rể cũng tự tay giã bánh ngay tại tiệc cưới của mình. Sau đó, đôi uyên ương thực hiện nghi thức ăn bánh Mochi. Đặc điểm của loại bánh gạo nếp này là rất dẻo và dính, vì vậy, người Nhật cho rằng, những cặp vợ chồng cùng ăn bánh Mochi sẽ sống với nhau mãi mãi, không thể tách rời nhau.

Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật. Buổi lễ do một vị chức sắc trong Thần Đạo chủ trì. Sau đó, những người phụ trách công trình sẽ ném bánh gạo ra phía trước hiên nhà với niềm tin các vị thần đất đai sẽ phù hộ cho việc xây dựng tòa nhà thành công, không gặp trở ngại. Số bánh Mochi bị ném đi sẽ được các em nhỏ nhặt hết. Đây được xem là sự chia sẻ niềm vui với gia chủ. Đối với người Nhật, bánh Mochi theo chân họ từ khi mới được sinh ra, đến lúc trưởng thành và tự lập cuộc sống riêng.

Canh Zoni

Bánh Mochi là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn. Điển hình nhất là món canh Zoni. Nó là sự kết hợp giữa bánh Mochi, rau và thịt. Canh zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.

Đa dạng các loại bánh Mochi

Bánh khoai môn Châu Anh được kết hợp các tinh hoa ẩm thực Việt - Nhật. Bánh Châu Anh gần giống như bánh Mochi nhưng được thay đổi đôi chút để phù hợp với khẩu vị người Việt hơn. Bánh có lớp vỏ mềm, dai, nhân bánh vị ngọt thanh, mát dịu. Đặc biệt bánh được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên như khoai môn tím, đậu đỏ, đỗ xanh, vừng đen...nên rất an toàn khi sử dụng.

Những món ăn liên quan đến bánh Mochi là một thế giới đa sắc màu, nó tùy thuộc vào từng vùng miền và tài biến hóa của các nghệ nhân làm bánh Nhật Bản.

Coi thêm ở :
Ý nghĩa của bánh Mochi trong các ngày lễ, Tết Trung Thu

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Chúc mừng năm mới Tết Mậu Tuất 2018 !

Kính gửi: Quý Khách Hàng !

Năm cũ đang dần khép lại, mở đầu một năm mới Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 ngập tràn niềm vui và ý nghĩa.

Nhân dịp Tết đến xuân về, Bánh khoai môn Châu Anh xin trân trọng gửi đến Quý khách hàng cùng gia đình một năm mới:

  • Vạn sự An Khang
  • Phước tràn lộc sang
  • Mọi điều may mắn

hinh-chuc-mung-nam-moi-2018

Bánh Châu Anh vô cùng cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của Quý khách hàng trong suốt thời gian qua. Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ Quý khách hàng trong năm 2018 và trong những năm sắp tới.

Bánh Châu Anh sẽ nghỉ Tết từ ngày 15/2 - 20/2/2018 ( tức ngày 30/12 đến ngày 5/1 âm lịch).

Một lần nữa, xin kính chúc Quý khách hàng một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc !

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây :
Chúc mừng năm mới Tết Mậu Tuất 2018 !

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Thông báo thay đổi giá bán !

    Kính gửi: Quý khách hàng

       Lời đầu tiên, Công ty TNHH TM & DV Châu Anh xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành đối với sự ủng hộ và tín nhiệm hợp tác của Quý khách hàng trong suốt thời gian qua.

      Trong thời gian qua, Công ty chúng tôi đã luôn cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như hỗ trợ tối đa Quý khách hàng trong việc giữ nguyên giá sản phẩm. Hiện nay, do biến động của thị trường dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng cao. Vì vậy, chúng tôi xin thông báo tới Quý khách hàng về sự điều chỉnh giá đối với sản phẩm bánh khoai môn. Cụ thể như sau:

  • Hộp bánh khoai môn 6c to giá 45k 
  • Hộp bánh khoai môn 12c giá 50k

    Công ty chúng tôi trân trọng thông báo đến Quý khách hàng về việc điều chỉnh giá sản phẩm trên kể từ ngày 01/10/2017. Trước ngày 01/10/2017 các sản phẩm vẫn giữ nguyên giá để đảm bảo quyền lợi của Quý khách hàng và để Quý khách hàng có kế hoạch kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

      Rất mong Quý khách hàng thông cảm cho việc tăng giá này và tiếp tục ủng hộ các sản phẩm của công ty chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn !

slogan-banh-khoai-mon

 

Xem bài nguyên mẫu tại :
Thông báo thay đổi giá bán !

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Bánh khoai môn Châu Anh - Bánh khoai môn theo phong cách bánh Mochi Nhật !

Bánh khoai môn tại Hà Nội ngày càng được ưa chuộng trong các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, hội họp... bởi không chỉ là sự tiện lợi mà nó còn rất thơm ngon, lạ miệng, lịch sự và bổ dưỡng cho mọi người.
Ảnh-nền-bánh-khoai-môn
Tiệc cưới sử dụng bánh khoai môn
Bánh Châu Anh là công ty chuyên sản xuất và cung cấp bánh khoai môn ngon nhất tại Hà Nội. Chúng tôi luôn cam kết về “chất lượng tốt nhất, giá tốt nhất và khách hàng cảm thấy hài lòng nhất”.
Hiện tại chúng tôi đang cung cấp 2 loại hộp bánh khoai môn:
  • Hộp 6c to giá 42.000 VNĐ
  • Hộp 12c nhỏ giá 45.000 VNĐ
bánh khoai môn 6c

Hộp 6c to giá - 42.000 VNĐ

bánh khoai môn 12c

Hộp 12c nhỏ giá - 45.000 VNĐ

Miễn phí vận chuyển trong nội thành khi mua từ 15 hộp trở lên.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bánh khoai môn Châu Anh !
Địa chỉ: số 25 - ngõ 48 - đường Ngọc Hồi - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội.
Hotline: 0963.915.763
Bánh khoai môn Châu Anh - Nâng niu từng chiếc bánh !
slogan-banh-khoai-mon